23-5-2025, 00:13
Logo
Signup
Logo
  • Doanh nhân
    • Chân dung
    • Bí mật kinh doanh
    • Khởi nghiệp
  • Tài chính
    • Tiền tệ
    • Ngân hàng
    • Thuế
    • Tài chính cá nhân
  • Chứng khoán
    • Sàn
    • Thị trường
    • Đầu tư thông minh
  • Địa ốc
    • Dự án
    • Đô thị xanh
    • Góc nhìn
  • Thương hiệu
    • Doanh nghiệp
    • Quản trị
    • Hàng hoá
  • Đời sống
    • Xã hội
    • Sức khoẻ
    • Dân sinh
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
    • Khám phá
    • Thời trang
    • Giải trí
    • Xe
  • Thể thao
  • Góc nhìn - Trao đổi
Signup
Logo
  • Doanh nhân
    • Chân dung
    • Bí mật kinh doanh
    • Khởi nghiệp
  • Tài chính
    • Tiền tệ
    • Ngân hàng
    • Thuế
    • Tài chính cá nhân
  • Chứng khoán
    • Sàn
    • Thị trường
    • Đầu tư thông minh
  • Địa ốc
    • Dự án
    • Đô thị xanh
    • Góc nhìn
  • Góc nhìn - Trao đổi
  • Thương hiệu
    • Doanh nghiệp
    • Quản trị
    • Hàng hoá
  • Đời sống
    • Xã hội
    • Sức khoẻ
    • Dân sinh
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
    • Khám phá
    • Thời trang
    • Giải trí
    • Xe
  • Thể thao
  • Liên hệ
Tiền tệ

ADB: Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,5% trong năm 2022 nhờ các chương trình phục hồi

Đăng bởi: Hà Anh
3 năm trước
  • Facebook
  • Google +
  • Twitter
  • Pinterest

TIN LIÊN QUAN

  • Petrovietnam tăng cường giải pháp quản trị biến động
  • Hơn 8 tỷ USD vốn FDI đăng ký thêm trong 11 tháng
  • ECB nâng dự báo lạm phát, CPI của Mỹ cao kỷ lục trong vòng 40 năm

Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2022 của ADB nhận định, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay, tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023 do tỉ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh các hoạt động thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng. 

ADB: Kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay, tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023 - Ảnh: VGP

Nút thắt được tháo gỡ 

Ngày 6/4, tại buổi họp báo công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á 2022 của ADB, ông Andrew Jeffries, Giám đốc ADB Việt Nam cho rằng: "Đợt bùng phát đại dịch COVID-19 mới đã cản trở sự phục hồi kinh tế của Việt Nam, thắt chặt thị trường lao động và gây gián đoạn chuỗi cung ứng sản xuất trong năm 2021. 

Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm chủng cao là điều kiện tốt để Chính phủ dỡ bỏ các biện pháp kiềm chế đại dịch nghiêm ngặt. Sự thay đổi kịp thời trong chiến lược ngăn chặn đại dịch đã giúp khôi phục các hoạt động kinh tế và giảm bớt những nút thắt trong môi trường kinh doanh".

Các chuyên gia của ADB đánh giá cao việc ngày 11/1, Quốc hội đã phê chuẩn gói giải pháp tài khóa và tiền tệ, ước tính lên đến 15 tỷ USD để triển khai Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế (ERDP) trong năm 2022 và 2023. 11,5 tỷ USD của chương trình bao gồm các giải pháp tài khóa như chính sách miễn, giảm thuế, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phát triển cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội; và hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp và các hộ kinh doanh. 

Các giải pháp tiền tệ của ERDP sẽ cung cấp thêm thanh khoản cho nền kinh tế thông qua việc các tổ chức tín dụng dự kiến giảm lãi suất cho vay 0,5%-1,0% trong năm nay, năm sau và tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ tín dụng đến hết năm 2023. 

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2022 là 14%. Việc cắt giảm lãi suất và nhu cầu tín dụng phục hồi của các doanh nghiệp giúp đạt được chỉ tiêu này.

Sản lượng nông nghiệp được dự báo sẽ tăng 3,5% trong năm nay, đóng góp 0,4% vào tăng trưởng GDP nhờ sự phục hồi của cầu nội địa và giá hàng hóa toàn cầu tăng. 

Các chính sách tái mở cửa du lịch của Chính phủ thực hiện vào tháng 3 và dự kiến dỡ bỏ các biện pháp kiểm soát đại dịch sẽ thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, với dự báo tăng 5,5%, đóng góp 2,3% vào tăng trưởng GDP trong năm nay. Giải ngân tăng sẽ thúc đẩy hoạt động xây dựng và các hoạt động kinh tế liên quan.

Chương trình ERDP sẽ gia tăng đầu tư công, kích cầu nội địa. Tăng cường phối hợp giữa chính quyền Trung ương và địa phương cũng như dịch chuyển lao động phục hồi sẽ giúp tăng niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước về khả năng phục hồi kinh tế của Việt Nam. 

Chỉ số môi trường kinh doanh của Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam quý 4 năm 2021 cho thấy các doanh nghiệp châu Âu đánh giá tích cực và lạc quan về môi trường kinh doanh của Việt Nam sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp nghiêm ngặt trong kiểm soát dịch COVID-19.

Giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong 2 tháng đầu năm 2022 cũng tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.

Hoạt động xuất nhập khẩu tiếp tục tăng mạnh trong năm nay. Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1, dự kiến sẽ thúc đẩy thương mại và phục hồi kinh tế bằng cách tạo ra các thị trường xuất khẩu ổn định và lâu dài cho Việt Nam và tạo nền tảng mang tính ràng buộc pháp lý để mở rộng thương mại.

Dự báo xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng 8%-10% trong năm nay. Nhập khẩu sẽ tăng do nhu cầu về tư liệu sản xuất và đầu vào cho công nghiệp chế biến chế tạo tăng lên, tiêu dùng trong nước phục hồi trở lại. Sự phục hồi của du lịch và lượng kiều hối bền vững sẽ giúp tăng thặng dư tài khoản vãng lai, dự báo ở mức 1,5% GDP trong năm nay và 2,0% vào năm 2023.

Thách thức về tốc độ triển khai chương trình phục hồi

Ở chiều ngược lại, ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB đưa ra một số cảnh báo về triển vọng phục hồi của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn. Theo đó, số ca nhiễm COVID-19 tăng cao kể từ giữa tháng 3 có thể cản trở quá trình trở lại bình thường của nền kinh tế trong năm nay.

Bên cạnh đó, tốc độ phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại và giá dầu thế giới tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và giá dầu trong nước, ảnh hưởng đến lạm phát. Hơn nữa, những bất ổn trên thị trường tài chính toàn cầu và việc các nền kinh tế tiên tiến ngừng thực hiện chính sách tiền tệ và tài khóa mở rộng sẽ làm suy yếu đồng nội tệ của Việt Nam, làm cho nhập khẩu đắt hơn và gia tăng áp lực lạm phát. Đến cuối quý 1 năm 2022, lạm phát bình quân tăng lên 1,9% so với mức 0,3% của một năm trước đó. Lạm phát được dự báo sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4% vào năm 2023.

Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng ADB đưa ra một số cảnh báo về triển vọng phục hồi của Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi những rủi ro ngắn hạn - Ảnh: VGP

Tăng trưởng chậm lại ở Trung Quốc có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. Nợ xấu gia tăng là một rủi ro khác trong trung hạn. Nếu tính thêm các khoản cho vay được cơ cấu lại vẫn giữ nguyên nhóm nợ, tỉ lệ nợ xấu tiềm năng của Việt Nam ước tính là 8,2% tổng dư nợ. Bên cạnh việc chi phí vật liệu xây dựng tăng nhanh, thủ tục giải ngân vốn đầu tư công phức tạp có thể làm chậm việc triển khai chương trình ERDP của Việt Nam, giảm tác động mong muốn đối với tăng trưởng.

Phát triển cơ sở hạ tầng là một trong những cấu phần quan trọng nhất của ERDP và hoạt động này đã được phân bổ ngân sách 113.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD) cho các năm 2022 và 2023. 

Về mức hỗ trợ lãi suất lên đến 40.000 tỷ đồng (khoảng 1,7 tỷ USD), các chuyên gia cho rằng, đây là cấu phần tài khóa chính của ERDP, dự kiến sẽ thúc đẩy tổng cầu.

Tuy nhiên, do mức độ tín nhiệm và khả năng hồi phục là những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp có thể tiếp cận các khoản vay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể không đáp ứng được các tiêu chí này do tình hình tài chính và năng lực của họ đã bị suy yếu vì đại dịch COVID-19.

Một mối quan ngại khác là chương trình hỗ trợ lãi suất có thể gặp rủi ro do các khoản vay được trợ cấp bị sử dụng sai mục đích, bao gồm đầu tư vào các lĩnh vực rủi ro, như cổ phiếu hoặc bất động sản. Điều này đã xảy ra với một chương trình tương tự vào năm 2009. Để tránh xảy ra tình huống này một lần nữa, cần phải có hướng dẫn rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan hữu quan nhằm tăng cường giám sát việc thực hiện ERDP.

Nguồn
Link bài gốc https://baochinhphu.vn/adb-viet-nam-se-tang-truong-65-trong-nam-2022-nho-cac-chuong-trinh-phuc-hoi-102220406140138342.htm  Copy Link

CÙNG CHUYÊN MỤC

"Bữa tiệc" của đồng USD vẫn chưa kết thúc

Đằng sau cuộc suy thoái của khu vực đồng euro

Đằng sau cuộc suy thoái của khu vực đồng euro

Tiết lộ động trời về quái vật tiền số Binance: 14 chi nhánh trên thế giới chỉ là công ty vỏ bọc, CEO không nói được tên đơn vị kiểm toán, đáng ngờ hơn cả FTX

Tiết lộ động trời về quái vật tiền số Binance: 14 chi nhánh trên thế giới chỉ là công ty vỏ bọc, CEO không nói được tên đơn vị kiểm toán, đáng ngờ hơn cả FTX

USD, vàng cùng lao dốc sau khi Fed công bố tăng lãi suất, Bitcoin và các tiền tệ khác tăng mạnh

USD, vàng cùng lao dốc sau khi Fed công bố tăng lãi suất, Bitcoin và các tiền tệ khác tăng mạnh

USD lao dốc, vàng và các tiền tệ chủ chốt khác tăng vọt sau dữ liệu CPI của Mỹ

USD lao dốc, vàng và các tiền tệ chủ chốt khác tăng vọt sau dữ liệu CPI của Mỹ

USD và Bitcoin dao động mạnh, vàng tăng giá

USD và Bitcoin dao động mạnh, vàng tăng giá

ĐỌC NHIỀU NHẤT
  • 1

    Hưng Thịnh Incons: Áp lực đáo hạn trái phiếu

    Hưng Thịnh Incons: Áp lực đáo hạn trái phiếu
  • 2

    Triển vọng mô hình nuôi lươn không bùn xuất khẩu

    Triển vọng mô hình nuôi lươn không bùn xuất khẩu
  • 3

    Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi: Bảo đảm an toàn, từng bước thận trọng

    Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi: Bảo đảm an toàn, từng bước thận trọng
  • 4

    Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng

    Ngành sữa còn nhiều thách thức, Vinamilk thận trọng với mục tiêu tăng trưởng
  • 5

    Phát triển khu công nghiệp xanh tại Bình Dương

    Phát triển khu công nghiệp xanh tại Bình Dương
MỚI NHẤT
MXV-Index ‘đánh mất’ chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp

MXV-Index ‘đánh mất’ chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp

Đề xuất bổ sung quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

Đề xuất bổ sung quy định mới về chào bán, phát hành chứng khoán

‘Tết sum vầy’, Bộ Tài chính chia sẻ đồng hành cùng công nhân hoàn cảnh khó khăn

‘Tết sum vầy’, Bộ Tài chính chia sẻ đồng hành cùng công nhân hoàn cảnh khó khăn

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Nâng cao hiểu biết tài chính cho người nông dân

Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương Công viên Sáng tạo tại Thủ Thiêm

Thành phố Thủ Đức chính thức khai trương Công viên Sáng tạo tại Thủ Thiêm

Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Thủ tướng: Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM trong 5-10 năm

Những chuyến tàu, chuyến bay nghĩa tình đưa người lao động về quê đón Tết

Những chuyến tàu, chuyến bay nghĩa tình đưa người lao động về quê đón Tết

Triển khai những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Triển khai những nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
logo
  • Doanh nhân
  • Tài chính
  • Chứng khoán
  • Địa ốc
  • Thương hiệu
  • Đời sống
  • Công nghệ số
  • Phong cách sống
  • Thể thao
  • Góc nhìn - Trao đổi

Ban Biên Tập:
Địa chỉ: Tầng 12A Toà L2 Vinhome Central Park.
Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Hải Dương

Liên hệ quảng cáo

Hotline: 0982 51 12 51

Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn

© Copyright 2021 doanhnhanvathuonghieu.vn.

  

 

Ghi rõ nguồn "Doanh nhân và thương hiệu" khi phát hành lại thông tin từ kênh thông tin này.

logo
Doanh nhân
  • Chân dung
  • Bí mật kinh doanh
  • Khởi nghiệp
Tài chính
  • Tiền tệ
  • Ngân hàng
  • Thuế
  • Tài chính cá nhân
Chứng khoán
  • Sàn
  • Thị trường
  • Đầu tư thông minh
Địa ốc
  • Dự án
  • Đô thị xanh
  • Góc nhìn
Thương hiệu
  • Doanh nghiệp
  • Quản trị
  • Hàng hoá
Đời sống
  • Xã hội
  • Sức khoẻ
  • Dân sinh
Công nghệ số
Phong cách sống
  • Khám phá
  • Thời trang
  • Giải trí
  • Xe
Thể thao
Góc nhìn - Trao đổi

© Copyright 2021 doanhnhanvathuonghieu.vn.

  

 

Ban Biên Tập:
Địa chỉ: Tầng 12A Toà L2 Vinhome Central Park.
Số 208 Nguyễn Hữu Cảnh, Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Email: info@doanhnhanvathuonghieu.vn
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Trần Hải Dương